
Kê huyết đằng . Thảo dược quý
Làm thế nào để tạo động lực cho bản thân?
Làm thế nào để tạo động lực cho bản thân?, 47, Huyen Nguyen, Sống Trọn Từng Giây
, 09/08/2014 09:30:13Đôi khi chúng ta cảm thấy thiếu động lực trong cuộc sống, cảm thấy cuộc sống thật mệt mỏi, khó khăn, làm cho chúng ta không muốn động tay động chân để làm một việc nào đó, đôi khi thiếu động lực quá, rồi những hậu quả xuất hiện, bạn tự hỏi bạn ở trên đời này để làm gì? Sau đây bạn thử đọc xem những hiểu biết của bản thân mình để tự tìm lại động lực cho bạn nhé!
Muốn lấy lại động lực cho bản thân, thứ nhất, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân làm chúng ta thiếu động lực, thứ hai, chúng ta phải tự hiểu rõ bản thân cần gì? Và thứ ba, chúng ta phải tiến hành ngay các biện pháp nhỏ để xốc lại tinh thần. Làm được ba việc này chúng ta sẽ có thể tìm lại được “con đường” của mình.
Thứ nhất, phải tìm ra nguyên nhân làm chúng ta thiếu động lực.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự trì trệ: Sự lười biếng của chính bản thân, áp lực trong công việc quá cao khi lên đỉnh điểm khiến ta buông xuôi luôn công việc, áp lực từ việc thi cử, ôm đồm quá nhiều công việc mà không có công việc nào hoàn thành tốt, áp lực phải chạy đua thành tích với người khác hoặc là việc gặp vấn đề trong cảm xúc (chia tay người yêu, có hiềm khích với người thân, mâu thuẫn với bạn bè),… Trong cuộc sống ngày càng hiện đại này thì việc phải đối mặt với những nguyên nhân gây mất đi động lực là việc diễn ra như cơm, và việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp ta hiểu rõ bản thân hơn để có những điều chỉnh hợp lý.
Thứ hai, chúng ta phải tự hiểu rõ bản thân cần gì?
Hiểu rõ bản thân cần gì rất quan trọng. Bạn là một người lười biếng với công việc, học tập, lười biếng cả việc giao tiếp, tạo lập mối quan hệ, tại sao không biến sự lười biếng đó thành nhân tố tích cực, khoa học nghiên cứu rằng những người lười biếng thường hoàn thành công việc nhanh hơn và sáng tạo hơn so với người bình thường bởi lẽ khi họ lười biếng, họ sẽ nhanh trí ứng dụng những thứ quanh mình để làm công việc nhanh chóng hơn.
Bạn là người dễ rơi vào trạng thái “lầy lội”, “nước đến cổ vẫn chưa nhảy” khi công việc lên đến cao trào của nó, vậy thì bạn cần có những bước chuẩn bị để đừng phải bị rơi vào trang thái “buông xuôi tất cả” đó.
Bạn là người sợ thành tích của người khác làm ảnh hưởng đến bản thân rồi so sánh mình với họ, rồi bạn thấy mình chưa là gì cả đối với những gì họ làm, bạn buông xuôi luôn! Vậy bạn phải học cách bình tâm, bỏ qua suy nghĩ “GATO” và làm việc với những gì bạn đang có với bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Bạn là người dễ bị cảm xúc chi phối, vậy bạn phải học cách làm chủ cảm xúc bản thân, bên cạnh đó phải luôn hòa đồng, tạo mối quan hệ tốt với tất cả những người mà bạn yêu thương, đừng để ý đến những người bạn không quan tâm, điều đó không phải là bạn quá vô tâm, mà đó là bạn đang làm chủ chính mình.
Thứ ba, tiến hành ngay các biện pháp nhỏ để xốc lại tinh thần.
Tìm cảm hứng: tìm đọc các Blog, Báo, Sách, Tạp chí nói về những tấm gương sáng trong việc lấy lại động lực và trở nên thành công.
Chia sẻ việc mất phương hướng của bạn: có thể là cho người yêu (nếu có), bạn thân, hoặc người thân cho gia đình bạn, họ sẽ có những lời khuyên tích cực cho bạn.
Làm những công việc lặt vặt: ví dụ như chà nhà cầu, lau dọn phòng ngủ, sửa chữa lại vài thứ bị hỏng trong nhà, trồng cây, tắm cho thú cưng, … sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn và tìm ra hứng thú công việc.
Tạo một cam kết công khai: hãy tự gây áp lực cho bản thân về việc cam kết sẽ làm xong việc đang bỏ ngõ với người thân, bạn bè, nếu bạn không làm ư? Hãy suy nghĩ tới hậu quả khi người thân và bạn bè bạn bĩu môi.
Đặt lại mục tiêu: hãy ngồi lại bên bàn làm việc, đặt lại mục tiêu và deadline cho mỗi việc, càng đặt ít mục tiêu trong một khoảng thời gian càng giúp bạn nhanh chóng thực hiện xuất sắc công việc của mình.
Sưu tầm
Làm thế nào để tạo động lực cho bản thân? Châm ngôn mỗi ngày

Rau bò khai đặc sản
Các bài viết liên quan đến Làm thế nào để tạo động lực cho bản thân?, Châm ngôn mỗi ngày

Củ sâm cau