Một số bệnh lý sinh dục thường gặp thời kỳ mang thai
Một số bệnh lý sinh dục thường gặp thời kỳ mang thai, 57, Hải Lý, Sống Trọn Từng Giây
, 15/08/2014 11:21:51Có một số bệnh lý sinh dục thường gặp do lây lan qua đường tình dục mà các bà mẹ nên phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé.
1. Bệnh lậu
Bệnh lậu là do vi khuẩn gram âm N. gonorrhoeae. Bệnh lậu có thể dẫn tới các di chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính...Nếu bạn đang bị bệnh lậu mà có thai thì nguy cơ sinh non, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối và nhiễm trùng hậu sản rất lớn nếu không được điều trị. Bệnh lậu còn lây truyền cho trẻ sơ sinh đối với các trường hợp sinh con qua ngả âm đạo và có thể gây ra viêm mắt và nhiễm trùng hệ thống ở trẻ sơ sinh.
2. Bệnh giang mai
Bệnh giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Biến chứng lâu dài của bệnh giang mai không được điều trị là các bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và gummata (tổn thương da dạng u hạt).
Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có thể có hậu quả nghiêm trọng như sinh non, đa ối, thai nhi tử vong và giang mai bẩm sinh. Giang mai có thể được truyền cho em bé qua nhau thai bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
3. Chlamydia trachomatis
C.trachomatis là một loại vi khuẩn nội bào gây nhiễm trùng qua đường tình dục phổ biến. Các biến chứng ở phụ nữ bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, bệnh viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và vô sinh.C.trachomatis có liên quan với tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
C.trachomatis ở cổ tử cung không được điều trị trong thời kỳ mang thai có liên quan với tăng nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm. Lây truyền từ mẹ sang con xảy ra tại thời điểm sinh con qua ngả âm đạo và có thể dẫn đến viêm mắt và viêm phổi ở trẻ sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau sinh ở người mẹ.
4. Nhiễm trùng đơn bào
T. vaginalis là trùng roi đơn bào. Phụ nữ có thể có các triệu chứng tiết dịch âm đạo, khó tiểu và kích thích âm hộ nhưng có thể không có triệu chứng. Nhiễm T. vaginalis trong thai kỳ có liên quan tới sinh non và trẻ nhẹ cân. Nhiễm trùng sơ sinh không phổ biến nhưng cần xem xét dịch tiết âm đạo hoặc bệnh hô hấp không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh. Dịch tiết mũi, dịch tiết khí quản, nước tiểu và các bệnh phẩm âm đạo của trẻ sơ sinh nên được kiểm tra Trichomonads chặt chẽ.
5. Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh khá phổ biến ở những phụ nữ có sinh hoạt tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo là kết quả của việc thay thế lactobacilli H2O2 bình thường trong âm đạo bằng các vi khuẩn kỵ khí Mobiluncus sp. và Gardnerella vaginalis, nguyên nhân phổ biến gây tiết dịch âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nhưng 50% bệnh nhân có thể không có triệu chứng. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây tăng nguy cơ sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và viêm vùng chậu.
6. Herpes sinh dục
Cả hai loại HSV 1 và 2 có thể gây ra Hherpes sinh dục. Herpes sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục loét phổ biến, sự hiện diện của vết loét sinh dục cũng làm tăng khả năng lây nhiễm HIV. Nếu mẹ bị nhiễm Herpes sinh dục trong thai kỳ (tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai) thì dễ gây sẩy thai và sinh non. Nếu không được điều trị, kéo dài sang giai đoạn sau thì trẻ sơ sinh có thể mắc Herpes khi sinh ra.
7. Human papilloma virus (HPV)
Hiện có hơn 100 genotype HPV khác nhau trong đó khoảng 40 chủng thường gặp ở bộ phận sinh dục. Hầu hết các mụn cóc sinh dục lành tính, tuy nhiên, có một số chủng có thể gây ung thư.
Mụn cóc sinh dục có thể tăng kích thước và số lượng trong thời kỳ mang thai. Nhiễm HSV ở mẹ có liên quan với papillomatosis thanh quản tuổi vị thành niên ở trẻ sơ sinh. Đây là một tình trạng hiếm gặp, gây khàn giọng và suy hô hấp ở trẻ em.
Trong giai đoạn mang thai, nếu bạn mang những bệnh này thì nên điều trị dứt điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Sưu tầm
Một số bệnh lý sinh dục thường gặp thời kỳ mang thai Bệnh sinh dục, Sống khỏe