
Cây cơm lênh ( chân rết)
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow, 60, Hải Lý, Sống Trọn Từng Giây
, 15/08/2014 11:39:18Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh basedown và triệu chứng của căn bệnh này.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Basedow được coi là bệnh tự miễn nhưng không rõ nguyên nhân.
- Bệnh có tính chất gia đình, với khoảng 15% các BN có họ hàng cùng bị bệnh và 50% họ hàng các BN có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
- Nữ giới bị bệnh nhiều gấp 5-10 lần nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là trong độ tuổi 20 – 40.
- Trong bệnh Basedow, tế bào lympho T trở nên nhạy cảm với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp, và sẽ kích thích tế bào lympho B tổng hợp các kháng thể với các kháng nguyên này. Một trong các kháng thể đó tác động vào receptor của TSH trên màng tế bào tuyến giáp, kích thích tế bào tuyến giáp phát triển và hoạt động (TSH-RAb).
- Có 1 số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch của bệnh Basedow là:
+ Có thai, đặc biệt là giai đoạn sau đẻ.
+ Ăn quá nhiều iode, đặc biệt là tại những vùng thiếu iode
+ Điều trị lithium, có lẽ do thuốc này làm thay đổi đáp ứng miễn dịch
+ Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
+ Ngừng điều trị corticoide
+ Các stress
- Bệnh sinh của bệnh mắt có thể có liên quan đến tế bào lympho gây độc (T killer) và các kháng thể gây độc rất nhạy với các kháng nguyên thông thường như TSH-R có trong tế bào sợi và cơ ở hốc mắt, và trong mô giáp. Các cytokine từ các tế bào lympho gây viêm cơ và viêm tế bào sợi trong hốc mắt, làm sưng phù các cơ trong hốc mắt gây lồi mắt, nhìn đôi, cũng như gây mắt đỏ, xung huyết, phù kết mạc và quanh hốc mắt.
- Còn cơ chế bệnh sinh của phù niêm trước xương chày có thể do cytokin của tế bào lympho kích thích các tế bào sợi tại các vị trí này.
- Có rất nhiều các triệu chứng của nhiễm độc giáp gợi ý là có tình trạng tăng cao catecholamine, như nhịp tim nhanh, run, ra nhiều mồ hôi... nhưng xét nghiệm thấy nồng độ các epinephrine bình thường chứ không tăng và như vậy chỉ có thể giải thích là do các catecholamine tăng hoạt động. Cũng có thể 1 phần do hormon tuyến giáp làm tăng các receptor catecholamine tại tim.
2. Triệu chứng của bệnh basedow
a. Triệu chứng cơ năng:
- Gày xút là dấu hiệu thường gặp, gày 3-20 kg trong vài tuần - vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon. Một số BN nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều.
- Rối loạn tính cách và khí sắc: lo lắng, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ.
- Rối loạn điều hoà nhiệt: có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay (dấu hiệu bàn tay Basedow), sợ nóng. BN khát và uống nhiều nước
- Tim-mạch: hay hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác ngẹt thở, đau vùng trước tim.
- Rối loạn tiêu hoá: đi ngoài nhiều lần phân nát do tăng nhu động ruột, gặp ở 20% BN Basedow. BN có thể bị buồn nôn, nôn, đau bụng
b. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng tim-mạch
- Nhịp tim nhanh > 100 c/ph thường xuyên ngay cả khi nghỉ, lúc gắng sức hoặc xúc cảm tim đập nhanh hơn thường gây khó thở. Nghe tim có thể thấy tiếng thổi tâm thu cơ năng. Ngoại tâm thu hoặc rung nhĩ xuất hiện ở khoảng 10% BN Basedow, đa số là ở người trên 40 tuổi, rung nhĩ có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh Basedow.
- Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương không tăng.
- Các mạch máu đập mạnh. Có thể nhìn thấy các mạch máu lớn (mạch cảnh, mạch dưới đòn, mạch chủ bụng, mạch đùi) đập, có dấu hiệu mạch kích động: ĐM chủ bụng đập mạnh, có thể nhìn thấy và sờ thấy đập rất mạnh dưới tay. Có thể có tiếng thổi tâm thu tăng cung lượng.
- Suy tim xung huyết thường xảy ra ở người có tuổi hoặc ở người có bệnh tim từ trước. Suy tim do cường giáp thường kháng lại digitalis.
Biểu hiện thần kinh-cơ
- Run đầu chi, biên độ nhỏ, tần số nhanh, run tăng lên khi xúc động hoặc cố gắng tập trung làm việc nên BN khó làm được các công việc tinh tế như viết chữ, khâu vá...
- Phản xạ gân xương thường tăng, nhạy với pha phục hồi nhanh.
- Yếu cơ tứ chi, nhất là các cơ gốc chi, BN đi lại chóng mỏi, lên thang gác khó khăn, ngồi trên ghế đứng dậy bắt buộc phải có dùng tay chống đẩy (dấu hiệu ghế đẩu). Có trường hợp yếu cơ cả ở thân mình, cơ cổ, cơ chân. Làm điện cơ đồ thấy tổn thương cơ do cường giáp. Yếu cơ nặng tác động đến cả cơ hô hấp gây khó thở. Có thể bị chuột rút.
Bướu giáp
- Bướu giáp là dấu hiệu thường gặp, có ở khoảng 80% các BN Basedow, thường là bướu độ II, lan toả, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt. Bướu giáp trong Basedow là bướu mạch nên có thể sờ thấy rung miu và/ hoặc nghe thấy tiếng thổi tâm thu hoặc thổi liên tục, tiếng thổi thường nghe rõ ở cực trên thuỳ giáp và rõ hơn ở tư thế nằm. Đôi khi bướu có thể nhỏ hoặc chìm sâu vào trung thất.
- Mức độ to của bướu giáp có thể thay đổi sau khi được điều trị, nhất là ở những BN mới bị bệnh.
Bệnh mắt nội tiết: Gặp trong khoảng 40 – 60 % các BN Basedow
- Thường tổn thương xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có 10% trường hợp chỉ bị ở 1 bên. Tiến triển của tổn thương mắt có thể độc lập với tiến triển của bệnh Basedow
- Dấu hiệu điển hình:
+ Stellwag: mi mắt nhắm không kín.
+ Dalrymple: co cơ mi trên gây hở khe mi.
+ Von Graefe: Mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi trên (co cơ mi trên khi mắt nhìn đưa xuống dưới)
+ Moebius: giảm hội tụ nhãn cầu gây nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
- Phân loại theo mức độ NOSPECT của Hội tuyến giáp Mỹ (ATA):+ Độ 0: Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì
+ Độ 1: Co cơ mi trên, giảm hội tụ nhãn cầu.
+ Độ 2: Tổn thương kết mạc và phù mi, phù kết mạc chảy nước mắt, cảm giác có vật lạ ở mắt, sợ ánh sáng.
+ Độ 3: Lồi mắt, đo bằng thước đo độ lồi Hertel (bình thường: 16-18mm).
+ Độ 4: Tổn thương thâm nhiễm các cơ vận nhãn, thường gặp nhất là cơ thẳng trong gây hạn chế nhìn lên, tiếp đến là cơ thẳng ngoài hận chế nhìn sang bên. Thị lực bị rối loạn hoặc nhìn đôi.
+ Độ 5: Tổn thương giác mạc (đục giác mạc, loét giác mạc) vì không nhắm kín được mắt.
+ Độ 6: Giảm thị lực đến mất thị lực (tổn thương dây thần kinh thị giác).
- Kết quả sinh thiết thấy các cơ vận nhãn và tổ chức hậu nhãn cầu có thâm nhiễm lymphocyte.
Bệnh da do Basedow: Hiếm, chỉ gặp ở 2- 3% các BN Basedow.
- Phù niêm trước xương chày: Da dày lên không thể véo da lên được, đặc biệt ở phần thấp xương chày do sự tích luỹ các chất Glycosaminoglycan, đôi khi xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và có thể lan tới cả bàn chân. Da sần sùi, có màu nâu vàng hoặc tím đỏ.
- Tổn thương xương: Dày tổ chức quanh màng xương, nhất là ở xương ngón tay.
- Dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra (onycholysis)
Các triệu chứng khác:
- Vết bạch biến
- Vàng da do tắc mật và do viêm gan: Hiếm gặp, dễ lẫn với vàng da do tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Sinh thiết gan thấy gan nhiễm mỡ nhẹ với phản ứng viêm khoảng cửa.
- Biểu hiện sinh dục:
+ Ở nam giới giảm sinh hoạt tình dục, có thể có vú to
+ Ở nữ giới: kinh nguyệt thưa, ít kinh thậm chí vô kinh, vô sinh.
- Loãng xương (giảm khối xương), viêm quanh khớp vai...
- Bong móng tay, gây tách móng khỏi phần chân móng nhất là ở ngón nhẫn
Bạn nên đến các bệnh viện và phòng khám uy tín để được khám và tư vấn về căn bệnh này. Bạn cũng nên nhớ uống thuốc đầy đủ và đúng giờ theo toa của bác sĩ.
Bạn nên nhớ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ!Sưu tầm
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow Sống khỏe

Kê huyết đằng . Thảo dược quý
Các bài viết liên quan đến Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow, Sống khỏe

Củ nghệ thuốc tên khác (nghệ độc)