Suy sinh dục nam giới bị đái tháo đường
Suy sinh dục nam giới bị đái tháo đường, 78, Hải Lý, Sống Trọn Từng Giây
, 15/08/2014 13:55:59Rối loạn cương dương hay tình trạng suy sinh dục nam giới là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
Rối loạn cương dương (erectil disfunction – ED) hay còn gọi là rối loạn cương cứng dương vật là một cụm từ dùng để chỉ cho một nhóm bệnh lý: Bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới.
Đây là một tình trạng bệnh lý không phải hiếm gặp ở nam giới được biểu hiện ở nhiều dạng.
- Không ham muốn tình dục nên dương vật không cương cứng để giúp giao hợp; có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cương để tiến hành giao hợp.
- Dương vật cứng không đúng lúc: Khi định tiến hành giao hợp thì dương vật không cứng lên được, nhưng trong hoàn cảnh tự nhiên lại cương cứng như đang ngủ hoặc khi đi lại, ngồi chơi, dù không kích thích về tình dục.
- Dương vật cứng lên trong thời gian rất ngắn, có thể đưa vào âm đạo được, nhưng sau đó nhanh chóng mềm dần và xỉu đi hẳn trong âm đạo, vì vậy cuộc giao hợp không được thực hiện một cách trọn vẹn hoàn toàn.
1. Dịch tễ học RLCD
Đối với bệnh nhân ĐTĐ, rối loạn cương dương là biến chứng thường xuất hiện sớm. Trong nghiên cứu 541 bệnh nhân thì có 35% có RLCD và tỷ lệ rối loạn này tăng lên theo tuổi.
- 20 – 24 tuổi bị ĐTĐ → bị rối loạn cương dương là 5,7%.
- 55 – 59 tuổi bị ĐTĐ → bị rối loạn cương dương là 52,4%.
Thời gian bị ĐTĐ càng lâu thì tỷ lệ RLCD càng tăng. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn cương dương là tuổi tác, uống rượu, kiểm soát đường huyết kém và bệnh lý vi mạch. Theo thông báo của Viện sứa khỏe quốc gia Mỹ: RLCD ảnh hưởng tới 30 triệu nam giới, Tây Âu 17,5 triệu; Khu vực Thái Bình Dương 10,7 triệu; Đông Nam Á 19 triệu.
Xếp theo tuổi đàn ông từ 21 – 70 tuổi:
Mỹ: 18% Đông Nam Á: 10% Châu Âu: 17%
Trung Quốc: 28% Châu Á: 14% Việt Nam: 15,7%
2. Cơ chế bệnh sinh
Ở trạng thái bình thường thì dương vật mềm, nhỏ lại là do sự co thắt của các cơ trơn của động mạch dương vật dẫn tới hạn chế lưu lượng máu vào vật hang và vật hang xẹp xuống. Khi bị kích thích, các lớp cơ trơn của động mạch dương vật giãn ra và máu dồn về vật hang làm dương vật phồng to dần lên. Khi vật hang căng đầy máu làm các bó sợi cơ trơn dương vật cũng căng ra tạo nên một áp lực lớn ở vật hang gây chèn ép vào tĩnh mạch dương vật làm máu không thoát khỏi vật hang. Như vậy các tĩnh mạch càng bị chèn ép thì dương vật càng cương cứng.
Dương vật mềm trở lại khi nhu cầu được thỏa mãn, hết kích thích (xuất tinh, đi tiểu hết khi buồn tiểu) trừ các cơ trơn động mạch dương vật co thắt trở lại dẫn tới áp lực vật hang giảm, giảm chèn ép tĩnh mạch dương vật, máu thoát đi, dương vật trở lại trạng thái bình thường.
3. Nguyên nhân gây RLCD
RLCD có nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân đan xen hoặc phối hợp với nhau tạo nên bệnh lý rất phức tạp. Có 5 nguyên nhân chính: Nguyên nhân do bệnh lý mạch máu dương vật (cơ địa huyết áp thấp, chít hẹp động mạch tưới máu dương vật, thoát máu nhanh vùng vật hang, rò rỉ tĩnh mạch – động mạch vật hang …), nội tiết (sự suy giảm hormon testosteron – hormon giữu vai trò chủ đạo chức năng hoạt động tình dục ở nam giới hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến nội tiết như suy tuyến yên, suy giáp, suy thượng thận…), thần kinh (nhiễm đọc thần kinh, ĐTĐ, bệnh lý tổn thương tủy sống như chấn thương, gãy cột sống …), tâm thần, dị dạng giải phẫu dương vật (dương vật nhở, dương vật quá ngắn, bệnh xơ cứng vật hang …).
4. Điều trị RLCD
Liệt dương không phải là vấn đề hiếm gặp ở đàn ông nói chung và đặc biệt ở đàn ông bị ĐTĐ thì tình trạng này còn nghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu và các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Có thể điều trị bằng nội khoa (thảo dược, dùng thuốc, thuốc tiêm, …) hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật sửa lại bất thường của dương vật, phẫu thuật mạch máu, tạo bộ phận gải trong dương vật …). Tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp họ xóa bỏ mặc cảm về chức năng đàn ông của mình.
Sưu tầm
Suy sinh dục nam giới bị đái tháo đường Bệnh sinh dục, Sống khỏe